top of page

MANG NỀN GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG ĐẾN VỚI MỌI NHÀ!



ScholaKids trường quốc tế Mỹ tại nhà
Co-founder of Schola Kids

"Giáo dục là công cụ duy nhất giúp ta vượt qua khó khăn", cha của Như luôn nhắc đi nhắc lại điều đó mỗi sáng khi đưa Như đến trường. Hăng ngày, cha đều không ngại nắng mưa, đi khắp thành phố nhằm bán vật liệu xây dựng để hỗ trợ tài chính cho gia đình. Mong muốn được đền đáp sự hy sinh đó là động lực giúp cô gặt hái thành công ở những công ty hàng đầu thế giới, chưa hết, vài năm trở lại đây cô đồng sáng lập công ty khởi nghiệp edtech. Đó chính là Schola, được thành lập với mục đích giúp các bậc cha mẹ tận tụy như cha mẹ cô tìm thấy nền giáo dục chất lượng nhất cho con cái họ. Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, Như là một học sinh gương mẫu, một phần nhờ vào những giá trị giáo dục mà cha mẹ cô chú trọng. Cô còn nhận được một học bổng toàn phần của trường đại học hàng đầu châu Á, National University of Singapore (Đại học Quốc gia Singapore). Suốt thời gian du học, cô gặp một trở ngại lớn: khả năng giao tiếp tiếng Anh của cô không đủ tốt. Rất nhiều sinh viên tại Việt Nam có thể xuất sắc về đọc, viết và ngữ pháp nhưng lại thiếu tự tin, kỹ năng và kinh nghiệm để nói trước công chúng. Đối với Như, điều này đồng nghĩa với việc các đồng nghiệp của cô ở Singapore thường từ chối hợp tác trong các công việc nhóm. Có một lần, một bạn cùng lớp thậm chí đã lấy ý tưởng của cô rồi nhận là của mình và giành được điểm cao. Điều đáng buồn là Như đã không thể giao tiếp hiệu quả để thuyết phục giáo viên rằng đó là ý tưởng của cô. Như đã đấu tranh tư tưởng giữa việc nghỉ học hoặc thay vào đó là tham gia nhiều câu lạc bộ ngoại khóa giúp cô cải thiện kỹ năng nói. Sau khi tốt nghiệp, cô tìm được một công việc tại Garena, nơi cô hỗ trợ chịu trách nhiệm quảng bá game như Thunder Strike, thu hút hơn 10 triệu người dùng chỉ riêng tại Việt Nam. Sau đó, cô đã dành bốn năm tại Facebook APAC để tư vấn cho các công ty Việt Nam về chiến lược digital marketing, giúp họ trở thành những start-up "kỳ lân" nổi tiếng đất nước.


LỰA CHỌN NƯỚC ĐI MẠO HIỂM

Quyết định của Như khi rời khỏi Facebook APAC, từ bỏ một vị trí quan trọng với mức lương cao không chỉ ảnh hưởng bản thân mà còn tác động không nhỏ đến gia đình cô ấy. Cha mẹ đều đã lớn tuổi và phụ thuộc tài chính vào con cái, việc tự mình khởi sự kinh doanh của Như phần nào khiến tương lai thêm mơ hồ. Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi quyết tâm xây dựng Schola để giúp sinh viên Việt Nam vượt qua những vấn đề tương tự cô đã gặp.

Như vẫn nhớ như in buổi nói chuyện với một chị lao công làm việc trong văn phòng của cô. Mặc dù chị đã bỏ ra hơn $1.000 để gửi gắm con gái mình đến các trung tâm tiếng Anh, con vẫn không thể giao tiếp tốt được. Đối với người mẹ này, đây chắc chắn là một khoản đầu tư rất lớn, nhưng tiếc thay, nó chẵng mang lại giá trị gì cả. Những câu chuyện đau lòng như vậy càng khiến Như ý thức hơn về tầm quan trọng của Schola và quyết tâm xây dựng.


Schola, trong tiếng Latin có nghĩa là "trường học", là đứa con tinh thần của cô và người đồng sáng lập, Aditya Gupta - cựu giám đốc sản phẩm của Facebook. Schola kết nối học viên với các giáo viên bản ngữ uy tín trên khắp thế giới cùng trực tiếp tham gia các lớp học live 1:1 và lớp nhóm, chú trọng việc giảng dạy giao tiếp tiếng Anh tự tin thông qua chương trình giảng dạy cốt lõi chung Common Core State Standards của Mỹ. Trong sáu tháng liên tiếp, Như đã làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày ở Facebook và sau đó ở lại đến 2 giờ sáng để kết nối với các bố mẹ và chia sẻ về Schola. Cô cần chắc chắn rằng Schola có tiềm năng trước khi toàn tâm theo đuổi nó.


Sau khi tổ chức thành công được 10.000 lớp học, Như biết đã đến lúc! Bất chấp sự phản đối từ cha mẹ và những cảnh báo của bạn bè, Như đã rời khỏi Facebook và chuyển đến Sài Gòn để tập trung toàn thời gian cho Schola. Đó là cả một hành trình chông gai để thuyết phục các gia đình tham gia học bằng số tiền họ vất vả kiếm được. Điều này đặc biệt khó khăn bởi khi nói đến giáo dục, kết quả nhận được thường dài hạn và khó định lượng. May mắn thay, chương trình học của Schola đã mang đến nhiều câu chuyện thành công của các học viên. Hơn hết, chính là câu chuyện cuộc đời của Như - những hi sinh mà gia đình đã dành cho cô để có nền giáo dục tốt, cuộc đấu tranh của cô với việc giao tiếp tiếng Anh và nỗ lực chinh phục nó - đã tạo sự uy tín trong nhiều cuộc trò chuyện với phụ huynh của cô.


Như Trần thảo luận cùng các Nhà sáng lập khác của Saola
Như Trần thảo luận cùng các Nhà sáng lập khác của Saola

TỪ NGƯỜI LÀM GIÁO DỤC TRỞ THÀNH "HỌC SINH"

Trước khi nhận đầu tư từ quỹ đầu tư của Mỹ 500 Startups, cộng sự của Như, Aditya, đã tham gia một số chương trình Accelerator (Vườn ươm doanh nghiệp) và chưa thấy sự hữu ích cửa các chương trình đó. Tuy nhiên việc tham gia chương trình vườn ươm doanh nghiệp Saola của 500 Startups đã giúp Aditya và Như thay đổi cách nghĩ về các chương trình này. "Tất cả mọi người ở Saola thật sự quan tâm và đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của chương trình Saola." Ông Aditya chia sẽ về quãng thời gian đồng hành cùng Saola. Trong số nhiều bài học, đối với Schola, thiết lập và theo dõi các số liệu cùng KPI liên tục là một trong những bài học quan trọng nhất. Đối với Như, cô học được rất nhiều thứ từ các chuyên gia huấn luyện của Saola, họ đưa ra các chiến lược và kinh nghiệm áp dụng thực tiễn.

Mặc dù còn nhiều thách thức phải đối mặt với tư cách một nữ doanh nhân, nhưng mong muốn giúp đỡ thế hệ trẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ luôn thôi thúc cô tiếp tục cống hiến thời gian, sức lực và công sức của mình phát triển Schola. Suy cho cùng, cũng tương tự như những cống hiến mà cha mẹ đã dành cho cô ngày trước, và đây là cách mà cô đền đáp lại.

* Viết bởi Paul Christiansen

* Dịch bởi T.H

Comments


bottom of page